Bàn Thờ Thần Tứ Diện Bằng Đá

  • UD0012

Liên Hệ: 0932 096 833

Chuyên nhận gia công điêu khắc đá tự nhiên

Vận chuyển lắp đặt toàn quốc và quốc tế

Sản phẩm chất lượng cao giá cả hợp lý

Mọi sản phẩm đều được bảo hành

TGTD tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7

Bàn Thờ Thần Tứ Diện Bằng Đá

Khi lập bàn thờ Thần Tứ Diện chúng ta phải chú ý đến chất liệu và kích thước khi lập ban. Tùy thuộc vào diện tích đất cũng như điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà người ta có thể lập miếu thờ Tứ Diện Thần sao cho hợp lý. Ở những nơi đông người miếu thờ Tứ Diện Thần thường được lập to để nhiều người đến cúng viếng, tại các gia đình thì Miếu thờ Tứ Diện Thần được làm đơn giản và nhỏ gọn hơn.
Vì là nơi thờ thần nên rất hạn chế việc tu sửa, nếu có thể các bạn nên lựa chọn xây miếu thờ Tứ Diện Thần bằng đá khối tự nhiên. Miếu thờ bằng đá tự nhiên có thể nói trường tồn theo thời gian, sau nhiều năm không bị xuống cấp, càng để lâu ngôi miếu thờ trông càng cổ kính việc tu sửa miếu thờ gần như là không có.
 
Ảnh chi tiết bàn thờ thần tứ diện Thái Lan bằng đá trắng tự nhiên
 
 
 

Nguồn gốc và các nền văn hóa thờ phật 4 mặt.

Tượng Phật bốn mặt Thái Lan, có tên gọi tiếng Anh là San Phra Phrom, tiếng Thái là ศาล พระ พรหม và tiếng Việt phiên âm là Sản – Prạc- Prom. Đây là những tên gọi chỉ Phật 4 mặt,mà khi nhắc đến thôi người dân Thái Lan hay cả những người đã từng đến Thái Lan ai ai cũng đều biết đến. Gọi là Phật tứ diện nhưng tượng không thuộc về nhà Phật. Mà là Thần có 4 mặt tính theo chiều kim đồng hồ, từ chính diện tương ứng với Từ (cầu sự nghiệp địa vị), Bi (cầu hôn nhân tình cảm), Hỷ (cầu tiền tài phú quý) và Xả (cầu sức khỏe bình an). Erawan là đền thờ của đạo Hindu, nhưng lại thu hút rất nhiều du khách đến tham quan hơn nhiều đền thờ Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan.

Bức tượng gốc Phật bốn mặt

Theo lịch sử ghi nhận, Tượng Phật bốn mặt Thái Lan được xây dựng bởi Hội Mỹ thuật Thái, vào ngày 9 tháng 11 năm 1956. Bức tượng được đúc khuôn và hoàn toàn bằng kim loại, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Thái Lan. Theo lịch sử thì đây là bức tượng gốc. Còn bức tượng Phật 4 mặt hiện nay đặt ở đền Erawan, thì được làm bằng Plaster, trộn với hỗn hợp vàng, đồng và các kim loại khác. Bức tượng có 4 mặt, mỗi mặt có đầy đủ tai, mắt, mũi, miệng và có tất cả 8 cánh tay, bàn tay. Mỗi cánh tay của Thần Tứ Diện cầm một binh khí khác nhau tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau.

Ý nghĩa bốn mặt của bức tượng

Bốn mặt và những tay cầm binh khí của Thần Tứ Diện đều mang một ý nghĩa khác nhau. Về ý nghĩa bốn mặt của Thần thì tương ứng với Lòng tốt, nhân từ, cảm thông và công bằng tức Từ, Bi, Hỷ, Xả theo đạo Phật như mình đã đề cập ở trên. Khi bạn đã xác định được nhu cầu của mình thì khi đến đền Erawan sẽ cúng viếng, cầu nguyện ở mặt đó của Phật 4 mặt Thái Lan. Tuy nhiên quan trọng vẫn là ở tấm lòng, bạn phải thật sự có lòng tin và thành tâm cúng viếng thì điều mong muốn của bạn có thể sẽ thành hiện thực trong thời gian nào đó.

Nhiều du khách đi du lịch Thái Lan cũng diện kiến hết cả 4 mặt của Phật. Họ cho rằng đã đến đây thì nên thành tâm cúng viếng hết những mặt còn lại, bởi mặt nào của Phật cũng đều linh thiêng như nhau cả. Sự giao thoa ở những góc của Phật bốn mặt sẽ giúp họ gặp những may mắn, vượt qua những khó khăn đang gặp phải. Nếu bạn muốn cúng hết cả 4 mặt của Phật thì nên đi theo chiều kim đồng hồ từ mặt chính diện. Đến mỗi mặt bạn có thể dừng lại để thắp nhan, cúng vái những gì bạn mong muốn.